Có nên dùng bồn tắm xây không chân yếm? Cách xây bồn tắm nằm chuẩn nhất
Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo là những yêu cầu về sự tiện nghi cũng tăng theo. Chính vì thế mà bồn tắm được sử dụng nhiều hơn trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, có nên dùng bồn tắm xây không yếm hay là lựa chọn các loại bồn tắm có chân? Cách xây bồn tắm nằm như thế nào, có mất nhiều thời gian và chi phí hay không? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây với những chia sẻ cực khách quan và chi tiết của Big House về các vấn đề này nhé!
Có nên sử dụng bồn tắm xây không chân yếm không?
Thông thường, các loại bồn tắm sẽ bao gồm phần bể tắm (lòng bồn) và phần chân đỡ phía dưới. Còn với bồn tắm xây sẽ không có phần chân yếm mà chỉ có phần lòng bồn. So với các loại bồn tắm có chân thì dòng sản phẩm này có nhiều ưu – nhược điểm riêng.
⇒ Ưu điểm
+ Có thể thiết kế chìm xuống dưới mặt đất giúp tiết kiệm diện tích cho không gian, đồng thời tạo một nét đẹp sang trọng và khác biệt.
Với loại bồn tắm này, bạn có thể thiết kế chìm để giúp không gian gọn gàng hơn
+ Mức giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại bồn tắm có chân.
+ Sẽ không gặp phải tình trạng chân bồn tắm bị gãy hỏng sau một thời gian sử dụng như các loại bồn tắm có chân kim loại.
⇒ Nhược điểm
+ Tốn kém thời gian và chi phí để xây lắp.
Sử dụng bồn tắm xây sẽ gây tốn kém công sức và chi phí lắp đặt hơn
+ Chỉ có thể để cố định một chỗ sau khi đã lắp đặt xong.
+ Việc xây dựng yêu cầu sự chính xác đến từng mm.
Từ những ưu, nhược điểm của bồn tắm xây ở trên, các gia đình có thể dựa vào đặc thù sử dụng của mình để đưa ra quyết định có hay không nên sử dụng loại sản phẩm này cho công trình của mình!
Cách xây bồn tắm nằm đơn giản – đúng kỹ thuật
Việc xây bồn tắm nằm không chân đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật. Bạn nên tham khảo cách lắp đặt bồn tắm nằm không chân yếm chi tiết nhất dưới đây để có thể áp dụng cho công trình nhà mình!
Bước 1: Kiểm tra đường dẫn nước và đường thoát nước
Cũng giống như lắp đặt bất cứ thiết bị nào cần cấp nước khác, bạn cần chú ý đến đường ống thoát nước và dẫn nước.
+ Ống dẫn nước: Đường ống này được đặt từ dưới chân trong bồn tắm để tránh khi sử dụng va chạm vào người dùng. Bạn nên lựa chọn các loại đường ống có đường kính 21 mm là phù hợp nhất.
+ Ống thoát nước nên dùng loại có đường kính 50 mm để có thể thoát nước nhanh chóng. Nên lắp đặt cao hơn mặt sàn 3 cm.
Sơ đồ vị trí lắp đặt bồn tắm không chân
Bước 2: Lắp ráp khớp nối xả với bồn tắm
+ Bạn tiến hành lắp ráp bồn tắm theo tờ hướng dẫn bằng silicon. Bạn nên mở và tắt vòi xả để xem bồn tắm có bị rò rỉ nước hay không.
+ Nối đuôi đường ống trong bồn tắm vào ống thoát nước, sử dụng băng keo để dán phía bên ngoài.
Bước 3: Xây chân bồn tắm
Vì bồn tắm xây chưa có phần chân đỡ nên bạn cần phải tự xây. Đầu tiên, bạn hãy xây từ 2 đến 3 hàng gạch để đỡ bồn tắm và xây bao quanh 3 mặt tương ứng với kích thước của bồn tắm. Chú ý cần trừ một khoảng trống để xả nước và tràn nước.
Cần tuân thủ theo những nguyên tắc lắp đặt để đem lại chất lượng và thẩm mỹ cao cho bồn tắm
THAM KHẢO MẪU BỒN TẮM XÂY ĐẸP – CHẤT LƯỢNG NHẤT TẠI:
ÐẠI LÝ BIG HOUSE
Hotline: 0869559466
Trên đây là những tư vấn của Big House về việc có hay không sử dụng bồn tắm xây. Cùng với đó là kỹ thuật xây bồn tắm nằm chuẩn nhất cho các gia đình. Để được tư vấn và tham khảo các mẫu bồn tắm đẹp -cao cấp nhất, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Big House qua hotline: 098.1727.199 hoặc trực tiếp ghé qua showroom tại số 97, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội!
Nguồn: https://inaxcaocap.